“Khám phá vẻ đẹp của các địa điểm hấp dẫn trên khắp thế giới. Tận hưởng những trải nghiệm độc đáo và những kỹ thuật làm đẹp độc đáo tại các điểm du lịch nổi tiếng.”
Không chỉ biển, mà sông, suối hay chỉ là một hồ nước cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ chết người vô cùng cao đấy! chúng tôi sẽ giúp bạn điểm qua một vài vùng nước tử thần đừng bao giờ nên đến trong bài viết này nhé.
Mũi Hảo Vọng
Vùng biển quanh Mũi Hảo Vọng có thể được coi là một trong những vùng biển đẹp nhất thế giới, thế nhưng vẻ đẹp này lại mang đến nhiều nguy hiểm rình rập.
Ảnh: Internet
Ảnh: InternetThời tiết ở khu vực này luôn diễn biến phức tạp và rất khó dự đoán. Thêm vào đó, vùng biển này luôn dậy sóng và lại có nhiều xoáy nước nguy hiểm do sự gặp nhau của hai dòng hải lưu nóng-lạnh từ Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Có thể nói, tàu thuyền đi qua đây luôn phải cẩn thận và dè chừng vì một sơ suất nhỏ thôi cũng phải trả giá bằng sinh mạng của cả thủy thủ đoàn.
Hồ khí độc Kivu
Hồ Kivu nằm trên biên giới của Cộng hòa Dân chủ Congo và Rwanda. Đây là một trong các hồ nước lớn nhất châu Phi.
Ảnh: Internet
Ảnh: InternetHồ Kivu là một kho nhiên liệu tự nhiên với hơn 250 km3 khí cacbon đioxit cùng với 65 km3 khí gas metan. Dù là nguồn cung cấp điện đầy tiềm năng, nhưng nơi đây cũng chính là một quả bom khổng lồ có thể phát nổ bất cứ khi nào. Nếu những núi lửa xung quanh hoạt động hoặc động đất xảy ra, hồ Kivu sẽ trở thành mối đe dọa cho gần 2 triệu người dân xung quanh.
Hồ thử thần Karachay
Ít ai ngờ rằng, hồ Karachay xinh đẹp của nước Nga có thể giết chết một người chỉ sau 5 phút đứng gần.
Ảnh: Internet
Ảnh: InternetTừ năm 1951, Chính phủ Nga dùng hồ nước này làm nơi chứa chất thải phóng xạ trong nhiều thập kỷ liên tục. Trong đợt hạn hán năm 1961, nước hồ cạn đi đã khiến gió thổi chất độc phóng xạ đi xa và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của gần 500.000 người. Dựa vào nghiên cứu của Viện quan sát Thế giới, đây là hồ nước ô nhiễm nặng nhất với vô số chất độc và phóng xạ bên dưới.
Sông Rio Tinto
Dù là một trong những con sông nguy hiểm nhất thế giới, nhưng Rio Tinto lại là địa điểm thu hút khách du lịch khi họ đến với đất nước Tây Ban Nha.
Ảnh: Internet
Ảnh: InternetCác loài vi khuẩn trong nước sông cùng với chất sắt hòa tan trong nước được tích tụ qua nhiều năm đã khiến con sông này không khác gì một vòng axit với độ pH là 2. Độ pH này đủ mạnh để giết chết tất cả loài cá dám xuất hiện tại đây và đương nhiên con người cũng không phải là ngoại lệ.
Suối Bolton Strid
Nằm giữa Barten Tower và Bolton Abbey, Yorkshire (Anh), con suối này trông không khác gì những con suối hiền hòa chảy ngang núi rừng. Thế nhưng, dưới bề mặt nên thơ kia lại là những mạch ngầm nguy hiểm luôn sẵn sàng cuốn đi bất kỳ ai.
Ảnh: Internet
Ảnh: InternetNgược dòng khoảng 90 mét, con suối nhỏ sẽ mở rộng dần khi gặp dòng sông mẹ – sông Wharfe. Khi chảy qua khu vực Bolton Abbey, con sông này bị cản trở và buộc phải chảy qua một khe hẹp, khiến cho nước sông chảy với tốc độ rất lớn. Thêm vào đó, bên dưới con suối có vẻ hẹp này lại là vô số hang động, đường hầm chứa tất cả lượng nước của sông Wharfe chảy qua. Thế nên, dù trông có vẻ dễ dàng đi qua, nhưng thực chất bạn sẽ bị dòng nước cuốn đi nếu chẳng may bước vào dòng suối.
Giếng Jacob
Giếng Jacob là địa điểm yêu thích của những ai đam mê cảm giác mạnh tại Texas, Mỹ dù đã từng có ít nhất 8 thợ lặn chuyên nghiệp bỏ mạng tại đây.
Ảnh: Internet
Ảnh: InternetGiếng Jacob chạy dọc xuống khoảng 10m trước khi mở rộng ra nhiều ngóc ngách hang động ở độ sâu 40m. Khi thám hiểm giếng, nhiều thợ lặn đã đi quá xa và bị chính chiếc giếng nuốt chửng. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, khi lặn quá sâu xuống dưới giếng, con người sẽ bị ngộ độc khí nitơ, gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và sinh ra ảo giác. Qua hàng chục năm, chiếc bẫy chết người này vẫn chưa hề được khám phá trọn vẹn.
Mũi Horn
Mũi Horn là một vách đá cao 425m thuộc một hòn đảo nhỏ ở cực nam của châu Mỹ. Nơi đây còn được mệnh danh là địa ngục của gió, của những dòng hải lưu và băng tuyết.
Ảnh: Internet
Ảnh: InternetTàu thuyền đi qua vùng biển này phải hứng chịu những cơn gió thổi từ Tây sang Đông với sức gió cực mạnh do không bị đất ngăn trở. Bên cạnh đó, do bị gò ép giữa Nam Cực và dãy núi Andes nên gió ùa thẳng vào eo biển Drake, gây ra những trận bão kinh hoàng với những con sóng có thể cao đến 30m. Thêm vào đó, những tảng băng trôi ở đây luôn khiến các thủy thủ đoàn phải dè chừng lo sợ.
Sông Citarum
Đã từng là một thiên đường du lịch nhiệt đới nổi tiếng, thế nhưng giờ đây dòng sông Citarum ở Java, Indonesia lại trở thành con sông ô nhiễm nhất thế giới.
Ảnh: Internet
Ảnh: InternetNhững nhà máy dệt ở đây đã âm thầm xả nước thải vào con sông vào buổi tối, khiến dòng sông đôi khi chuyển sang màu đỏ, vàng hay đen chẳng khác gì màu thuốc nhuộm vải. Những giếng nước trong làng giờ đây có mức thủy ngân cao gấp 4 lần cho phép, số lượng cá trên sông cũng đã giảm hơn 60%. Tuy vậy, hơn 35 triệu dân sống ở đây vẫn phải dùng nước sông để sinh hoạt hằng ngày, kể cả ăn uống hay tắm gội. Điều này khiến các loại bệnh ung thư, bệnh ngoài da và chậm phát triển ở trẻ em gia tăng đột biến.
Vùng biển nước Úc
Ảnh: InternetBức ảnh này được nhiếp ảnh gia Nathan McLaren chụp tại bãi biển nam Newcastle, bang New South Wales, Úc. Trong ảnh là chàng trai 20 tuổi Daniel Caban đang vô tư lướt ván trong khi một chú cá mập đang “nhảy nhót” cách đó chỉ khoảng 50 mét. Daniel may mắn sống sót nhưng nhiều người khác thì không. Vùng biển nước Úc vốn được xem là nơi xuất hiện cá mập nhiều nhất trên thế giới. Ngày 5/6 vừa qua, một phụ nữ 60 tuổi đã tử vong sau khi bị cá mập tấn công. Trước đó, một người lướt sóng đã bị cá mập trắng ăn thịt tại bờ biển thành phố Perth.
Sông Amazon
Ảnh: InternetSông Amazon không chỉ nguy hiểm vì những loài sinh vật khổng lồ mà một loài cá bé nhỏ thế này cũng vô cùng đáng sợ. Candiru là một loài cá da trơn sống ở vùng nước ngọt. Nhờ thân hình nhỏ nhắn, chúng có thể dễ dàng chui vào niệu đạo của những người dám đi tiểu ở sông. Một người đàn ông không may đã từng phải phẫu thuật để lấy một con cá Candiru ra khỏi ống niệu đạo khi nó đang tìm đường chui vào tinh hoàn. Bên cạnh việc tấn công con người, loài cá này còn dùng gai bám vào những con cá lớn hơn và hút máu từ chúng.