10 lời đồn thiệt hại cả thế giới và gây rối không chỉ bằng 1 dấu

0
78

Khúc mắt, nhưng sự lan truyền của chúng được gia tăng bởi mạng xã hội và các phương tiện truyền thông. Tìm hiểu những tin đồn và tránh gây rối cho cộng đồng.

Những lời đồn hầu như luôn có sức mạnh lan tỏa ghê gớm và dù người ta có tin vào những lời đồn đó hay không thì chúng đã kịp gây ra những hậu quả khôn lường. Cho đến nay mặc dù chúng ta đang sống trong thời đại dễ dàng tiếp cận với thông tin nhưng điều khó hiểu là chúng ta vẫn chọn tin vào những lời đồn vô căn cứ hơn và tự khiến chúng ta rơi vào tình cảnh hoang mang.

Chuối Trung Quốc gây bệnh cúm SARS

Vào năm 2007 ở Trung Quốc, một tin nhắn điện thoại được lan rộng trong khắp cộng đồng cảnh báo rằng ăn chuối sẽ gây ra bệnh cúm SARS. Vào thời điểm đó, người dân thế giới vốn đã rất hoang mang với căn dịch bởi vì truyền thông đã tuyên truyền SARS được cho là bệnh dịch hạch nguy hiểm của thời đại mới.

Ngay lập tức ngành công nghiệp trồng chuối sụp đổ và doanh thu tổn thất đến 90%, mất trắng 2,6 triệu đô mỗi ngày và các cơ sở trồng chuối rơi vào phá sản. Điều khó ngăn chặn lời đồn này là do chúng được truyền đi bởi các tin nhắn điện thoại do thông tin trên các phương tiện đại chúng bị chính phủ kiểm duyệt rất chặt.

Cuộc bạo loạn ở Harlem 1935

Vào năm 1935 một tin đồn lan rộng trên các đường phố của khu Harlem rằng một đứa trẻ người Puerto Rico bị đánh tới chết bởi các cảnh sát da trắng. Nhưng sự thực là cậu bé bị bắt khi đang ăn trộm một con dao rẻ tiền, cậu cũng không hề bị cảnh sát dùng vũ lực bắt giữ và sau đó đã được thả ra.

Tuy nhiên, mọi việc đã quá muộn và lời đồn lan tỏa vượt quá tầm kiểm soát. Lời đồn cuối cùng dẫn đến những cuộc tuần hành kết thúc trong bạo lực đẫm máu và cuộc bạo loạn đầu tiên ở khu Harlem. Tổng kết lại hậu quả, có 3 người chết, hàng trăm người bị thương và tổn thất về tài sản lên đến 2 triệu đô la. Ngày nay nếu tính thêm lạm phát thì con số thiệt hại lên đến 35 triệu đô la.

Tận thế theo dự đoán của người Maya

1000 năm trước, người Maya đã phát minh ra một loại lịch phức tạp nhưng nó chỉ tính toán ngày tháng cho đến ngày 21 tháng 12 năm 2012. Nhiều người diễn giải sự kết thúc lịch Maya này là dấu hiệu chắc chắn dự báo ngày tận thế của Trái Đất. Không hề quan tâm đến câu hỏi làm sao người Maya có thể dự đoán trước được kết thúc trước cả nghìn năm, nhiều người bắt đầu hoảng sợ khi ngày đó đến gần.

Ở Michigan, trường học phải đóng cửa 2 ngày do lo ngại rằng nỗi sợ hãi sẽ gây ra bạo lực trong khi ở Trung Quốc, nhiều nhóm tôn giáo lợi dụng tình hình để truyền bá giáo lý cũng như gieo rắc thêm vào nỗi sợ của dân chúng, buộc chính phủ phải can thiệp và dẫn đến 400 người bị bắt giữ.

Cầu thủ thực hiện chiêu trò phù thủy ở Congo

Vào năm 2008 trong một trận bóng ở Congo, một tin đồn lan nhanh trên khắp các khán đài rằng một cầu thủ trên sân đang sử dụng thuật phù thủy để hỗ trợ kỹ năng của anh ta. Họ bắt đầu trở nên nổi giận trước trò “gian lận ma thuật” của anh chàng cầu thủ và tiến hành bạo loạn. Tình thế khiến cảnh sát phải bắt đầu nổ súng vào đám đông hung dữ đang đe dọa an ninh của sân bóng. Hành động này gây ra sự hỗn loạn trong đám đông và dẫn đến một cuộc dẫm đạp đẫm máu khi khán giả tháo chạy để bảo toàn mạng sống. Hậu quả sau cuộc hỗn loạn là cái chết của 13 người trong đó có cả trẻ em.

Quỷ bôi mỡ Sri Lanka

Năm 2011, lời đồn kinh dị về một sinh vật trong truyền thuyết của Sri Lanka gọi là “quỷ bôi mỡ” len lỏi khắp các ngôi làng vùng ngoại ô của Sri Lanka. Theo các câu chuyện kể, quỷ bôi mỡ thật ra chỉ là những kẻ trộm phủ lớp mỡ khắp người khiến hắn ta khó bị bắt hơn. Nhưng ở thời hiện đại, nó lại biến thành một con quỷ thật sự như là một sinh vật bóng đêm chuyên rình mò và tấn công phụ nữ.

Mặc dù chỉ là lời đồn vô căn cứ, các nhóm dân quân tuần tra bất hợp pháp rộ lên như nấm dẫn đến hơn 30 vụ bắt giữ và thậm chí chính phủ phải điều động cả xe tăng để bảo đảm trật tự. Sau khi kết thúc vụ việc, ước tính đã xảy ra 5 cái chết trong đó có cả một sĩ quan cảnh sát.

Vòng tay tình dục

Năm 2003, vòng tay nhựa dẻo đủ sắc màu trở thành chủ đề chính của một tin đồn rùng rợn khiến các bậc phụ huynh và trường học khắp nước Mỹ hoang mang. Những vòng tay được xem là trào lưu thời trang thịnh hành giữa các thanh thiếu niên lại bị cho là mang một thông điệp ẩn. Theo đó, những vòng tay của người đeo sẽ như một mật mã để người khác biết được hành vi tình dục nào người đeo có thể thực hiện.

Còn màu sắc của vòng tay cho các cậu trai biết các cô gái sẽ sẵn sàng thực hiện hành vi tình dục nào với bất cứ chàng trai nào giật đứt được chiếc vòng tay đó. Ngay lập tức những tờ báo hàng đầu Mỹ, Anh và Brazil đẩy mạnh tin đồn này và đăng thành những bài báo phân tích chúng như thể đây là một mối đe dọa có thật.

Cơn đau tim của Steve Jobs

Trang web iReport của CNN là một diễn đàn cho phép các thành viên đăng tải các câu chuyện mà chúng chưa hề được kiểm chứng hay xét duyệt. Tuy nhiên vào năm 2008, một thiếu niên đã đăng tải lên trang web một mẩu tin cho biết vị CEO của Apple đã mắc phải một cơn đau tim và đã nhập viện.

Nếu như tin đồn này là thật, thì tập đoàn Apple vẫn có thể hoạt động bình thường mà không có Steve Jobs. Vậy nhưng chỉ trong 10 phút sau khi mẩu tin được đăng tải, giá trị cổ phiếu của Apple giảm đến 10%, quy ra tiền mặt thì tập đoàn này đã tổn thất 4,2 triệu đô. Mặc dù mọi thất thoát đều thu hồi được vào cuối ngày nhưng sàn giao dịch của họ đóng cửa với 3% thu nhập ít hơn mọi ngày.

Tự tử vì Board Game

Khi trò chơi Dragons & Dungeons ra mắt vào thập niên 80, một số vụ tự tử xảy ra đã gây lo ngại về trò chơi này. Thay vì hiểu rằng thông thường những người có tính cách cô lập và có tâm trạng chán nản, tuyệt vọng dễ tìm đến trò chơi này, các cha mẹ và nhiều tổ chức tôn giáo đổ lỗi trực tiếp cho trò chơi, dẫn đến nỗi hoảng sợ lan rộng giữa các gia đình có người chơi Dragons and Dungeons.

Nhiều tổ chức tôn giáo bảo thủ nhanh tay chớp lấy tin đồn và tuyên truyền rằng các yếu tố ma quỷ và ngục tối trong trò chơi sẽ dẫn dắt con người đến việc bị quỷ ám. Mặc dù cuối cùng tin đồn cũng dịu xuống nhưng nó vẫn không hoàn toàn biến mất. Ngày nay ở các nhà tù bảo an tối đa, trò chơi Dragon & Dungeons bị cấm vì e ngại tù nhân sẽ bị lôi kéo rời xa thế giới thực.

Nghi lễ hành hạ ma quỷ

Vào thập niên 80 ở Hoa Kỳ nở rộ một tin đồn thất thiệt cho rằng một số trường học đang tiến hành những nghi lễ lạm dụng tình dục có liên quan đến ma quỷ đối với học sinh. Nỗi hoảng sợ bắt đầu khi một vụ xử kiện diễn ra ở McMartin: Một nhóm các giáo viên bị cáo buộc tiến hành các nghi lễ ma quỷ và sử dụng học sinh như là vật hiến tế và năng lượng cho buổi lễ.

Ở thời điểm đó, vụ án này trông như một âm mưu lớn sắp được vén màn và phản ứng bức xúc lan rộng khắp đất nước khi các bậc cha mẹ lo lắng cho an toàn của con mình. Tuy nhiên, vì không đủ bằng chứng nên vụ án kết thúc mà không có ai bị buộc tội và một thời gian sau, lời đồn cũng dần bị quên lãng.

Lỗi Y2K

Khi nhân loại bước vào thời điểm chuyển giao giữa hai thiên niên kỷ, trên thế giới xuất hiện một tin đồn về Lỗi Y2K, hay Lỗi Thiên Niên Kỷ được cho là một lỗi máy tính có thể gây ra trục trặc quy mô lớn mà không thể giải quyết với bất cứ ngày nào sau thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 1999. Lo ngại bắt đầu lan rộng và lớn dần về hậu quả mà lỗi Y2K có thể gây ra đối với hệ thống tài chính, kiểm soát không lưu, máy móc y tế và bất cứ thứ gì điều khiển bằng máy tính.

Khi hoang mang bắt đầu hiện diện trên toàn cầu, các công ty đã bỏ ra tổng cộng 300 đến 600 triệu đô la cho các biện pháp an toàn chống lại một lỗi máy tính không hề tồn tại. Cho đến tận năm 2000 và sau đó nữa, người ta mới kết luận rằng lỗi Y2K là một trò bịa đặt vì không hề có sự xuất hiện của bất cứ vấn đề gì.

“Thứ gây hại nhất là chia rẽ và thù địch; sử dụng thông tin sai lệch; kích động bạo lực; sách nhiễu tâm lý; tàn phá môi trường; phá hoại hệ thống kinh tế; gia tăng bất công xã hội; phổ biến bệnh tật; tuyên truyền chủ nghĩa cực đoan; và xâm lấn quyền riêng tư.”

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận